CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SUMAX

slide_
Hỗ trợ trực tuyến

ĐỖ QUỐC VIỆT

Hotline: 0968981169

LÊ VĂN THỰC

Hotline: 0397699648

HOÀNG THANH TÚ

Hotline: 0967092569
NGUYỄN THANH HUẾ
Hotline: 0385474455
Thống kê truy cập
  • Online: 4
  • Trong ngày:128
  • Tổng: 213180

GÀ BỊ THÂM TÍM MÀO LÀ DO ĐÂU?

Gần đây các bác sĩ thú y Sumax nhận được rất nhiều câu hỏi với nội dung như sau: ‘’ Đàn gà nhà tôi gần đây bỏ ăn, mào thâm tím tái, bác sĩ có thể cho tôi biết lý do tại sao được không ‘’. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý câu trả lời cho câu hỏi này nhé.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lý do gà bị tím tái mào. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gà bị tím tái mào là do bệnh truyền nhiễm gây ra. Các bệnh này có tính chất nguy hiểm, lây lan nhanh. Hãy cùng điểm danh 1 số bệnh truyền nhiễm gây nên biểu hiện này.

1. Gà bị thâm tím mào do mắc bệnh Tụ Huyết Trùng

  • Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên với tỉ lệ chết cao
  • Bệnh xuất hiện ở các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, quạ, chim sẻ, chim sáo… ở thể nhiễm trùng huyết
  • Bệnh tụ huyết trùng ở gà nếu phát sinh từ đàn gia cầm thì thường sau 3 tuần tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp

Biểu hiện khi gà mắc Tụ huyết trùng:

  • Gà sốt cao (42 – 43 độ C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, có bọt và lẫn máu, nhịp thở tăng.
  • Phân gà lỏng, có chất nhầy, có nước màu hơi trắng sau đó trở nên xanh lá hoặc màu socola.
  • Mào gà tím tái do tụ máu, thở khó, cuối cùng gà chết do bị ngạt.

2. Gà bị thâm tím mào do mắc bệnh Kí sinh trùng đường máu

GÀ BỊ THÂM TÍM MÀO LÀ DO ĐÂU?

  • Bệnh do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra.
  • Ký sinh trùng đường máu gây phá hủy tế bào hồng cầu và bạch cầu của cơ thể gà.
  • Loài mắc bệnh: gà thịt thả vườn, gà đẻ, gà trắng; vịt, vịt trời, ngan, ngỗng; gà tây; chim bồ câu.
  • Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa, ẩm có nhiều muỗi, dĩn, ruồi …;
  • Thường ở đàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên.

Biểu hiện của gà bị Kí sinh trùng đường máu :

  • Gà sốt cao, giảm ăn uống, giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản.
  • Tích mào nhợt nhạt, trắng bệch. Gà mất thăng bằng, thở nhanh, thiếu máu

Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương, đôi khi con vật có hiện tượng chảy máu mồm

3. Gà bị thâm tím mào do mắc Bệnh Cầu trùng

  • Bệnh do Eimeria spp gây ra.
  • Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.
  • Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10 – 30 ngày tuổi.

Biểu hiện gà bị cầu trùng:

  • Gà bị đi ỉa, phân lẫn máu.
  • Gà gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.\
  • Gà ủ rũ, bỏ ăn, nằm tụm đống kêu khác lạ.

4. Gà bị thâm tím mào do mắc Bệnh đầu đen

GÀ BỊ THÂM TÍM MÀO LÀ DO ĐÂU?

  • Là bệnh do Histomonas Meleagridis- ký sinh trùng đơn bào gây ra
  • Meleagridis sống ký sinh trong giun đất hoặc giun tròn, chúng bị tiêu diệt nhanh chóng nếu ra khỏi vật chủ.
  • Gà và gà tây cảm thụ nhiều nhất, bệnh xảy ra thường trên gà nuôi chăn thả.
  • Bệnh thường xảy ra ở gà từ 2 đến 4 tuần tuổi

Biểu hiện của gà bị Đầu đen:

  • Gà mắc bệnh ủ rũ, sốt cao, rúc đầu vào cánh, đứng tụm chỗ có nắng ấm
  • Phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua…
  • Mỏ gà dài, mào thâm tím, mắt hõm sâu, quầng mắt xanh tím và lan lên đầu

5. Gà bị thâm tím mào do mắc bệnh Cúm gia cầm

  • Do ARN virus thuộc type A, họ Orthonyxociridae gây ra
  • Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất từ 4 đến 8 tuần tuổi
  • Vịt, ngan và các loài chim là nguồn mang trùng
  • Bệnh xảy ra quanh năm nhưng dễ bùng phát vào mùa đông xuân
  • Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao

Biểu hiện của gà bị Cúm gia cầm:

  • Sốt cao, uống nhiều nước
  • Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào
  • Yếm thịt (phần ức gà), chân chuyển sang màu tím
  • Mào tích thâm, tím lại, sưng phù,hoại tử
  • Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng
  • Giảm sản lượng đẻ trứng, Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng
  • Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt
  • Bị tiêu chảy
  • Chảy nước mũi, ho hoặc hắt xì, xù lông

6. Gà bị thâm tím mào do Thiếu chất dinh dưỡng

  • Khi chăn nuôi gà, lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể gà có một vai trò quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà.
  • Đặc biệt là lượng vitamin và các khoáng chất cần thiết, vai trò của hai nhóm chất này thể hiện trong quá trình hình thành cấu trúc xương, khả năng đề kháng trước những mầm bệnh
  • Khi gà bị thiếu máu, cơ thể nhợt nhạt, thiếu sức sống, đó là biếu hiện thiết chất dinh dưỡng với loại chất khoáng là đồng và sắt
  • Đặc biệt là những cơ quan như mào tích thường tím tái do lượng máu không đủ để cung cấp

7. Phòng và điều trị bệnh cho đàn gà

– Khi đã xác định rõ nguyên nhân gà bị thâm mào là do đâu, người chăn nuôi cần tiến hành điều trị đúng theo căn bệnh để đạt hiệu quả cao:

Phòng bệnh:

  • Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ
  • Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng về mùa  hè, ấm áp vào mùa đông
  • Cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho gà thông qua đường thức ăn và nước uống.
  • Không nuôi ghép đàn gia cầm với các vật nuôi khác
  • Định kì sát trùng chuồng trại 2 lần/ tuần  bằng các chất sát trùng như: Vôi bột, cồn iodine…
  • Sử dụng các loại vacxin để bảo hộ cho đàn gà
  • Bổ sung thêm các loại thuốc bổ để nâng cao sức để kháng cho vật nuôi như Bcomplex, Men Biolactomin, Giải độc gan thận Anitoxin liquid, Gluco K C…

Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết!

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI SUMAX
Địa Chỉ: Số 3, Đường Lê Hồng Phong, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
MST: 2500609315
Website: sumaxvet.com
Email: sumaxvet@gmail.com
NVKD:
1. Đỗ Quốc Việt :0915.301.456
2. Hoàng thị thanh Tú : 096 7092569
3. Lê Văn Thực : 039 7699648
4. Nguyễn Thanh Huế: 038 5474455

Các bài khác

LP20

THỊT BÒ, THỊT HEO BỊ GẠO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG NHƯ THẾ NÀO

Thịt bò và thịt heo bị nhiễm “gạo” (đó là cái nang có chứa ấu trùng của hai loại sán khác nhau). Nếu thịt bò bị nhiễm gạo, từ khoa học gọi là cysticercus bovis, còn gạo heo được gọi là cysticercus cellulosae. Sở dĩ gọi là gạo bò vì trong bắp cơ của bò […]

LP20

BỔ SUNG ACID HỮU CƠ VÀO THỨC ĂN VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1. ACID HỮU CƠ LÀ GÌ VÀ PHÂN LOẠI CỦA NÓ Acid hữu cơ đang được dùng phổ biến trong thức ăn công nghiệp. So sánh với các thức ăn bổ sung khác, acid hữu cơ được đánh giá cao nhất đối với chăn nuôi. Acid hữu cơ được phân chia làm 2 nhóm: – […]

LP20

TẠI SAO CẦN BỔ SUNG VITAMIN A CHO GIA CẦM?

Vitamin và khoáng chất luôn là nhóm chất cần thiết trong khẩu phần ăn của gia cầm để chúng có thêm dinh dưỡng, phát triển đầy đủ. Rất khó để có thể nhận ra gia cầm có đang bị thiếu vitamin hay không nếu không có kiến thức hoặc kinh nghiệm nhiều trong chăn nuôi […]

LP20

BỔ SUNG KHOÁNG CHẤT CHO TÔM TRONG AO NUÔI GIÚP TÔM CHẮC THỊT, CỨNG VỎ ĐÚNG CÁCH?

Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách sẽ quyết định đến tỉ lệ sống và sự tang trưởng của tôm nuôi. Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng  acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu. Trong số các khoáng chất chính như: Fe, […]

LP20

SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI ĐÚNG CÁCH

Sử dụng thuốc thú y bảo vệ động vật trong chăn nuôi là điều cần thiết của mỗi người nông dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng thuốc thú y đúng cách, đúng bệnh cho vật nuôi của mình khi trên mạng xã hội, trên thị trường có vô vàn các thông […]

LP20

SỬ DỤNG VITAMIN C CHO GÀ

Vitamin C tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống stress, tạo điều […]

LP20

LỢI ÍCH CỦA TỎI TRONG CHĂN NUÔI GÀ

Tỏi từ xa xưa người chăn nuôi đã biết sử dụng tỏi trong chăn nuôi gà, một loại nguyên liệu an toàn cho sức khỏe của gà, giá thành rẻ và dễ kiếm. Lợi ích tuyệt với của tỏi trong chăn nuôi gà như: Tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh Virus cúm và cảm […]

LP20

QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG HEO CON THEO MẸ

Chăm sóc heo con theo mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi vì không chỉ ảnh hưởng đối với heo con mà còn rất quan trọng đối với cả heo mẹ và heo thịt sau này có được khỏe mạnh và nhanh lớn hay không… Vì vậy […]

Đối tác