Bệnh viêm phổi ở gia súc gây ra bởi chi vi khuẩn Pasteurella
Bệnh viêm phổi ở gia súc gây ra bởi chi vi khuẩn Pasteurella thường gặp nhất ở những con bê cái mới cai sữa sau khi được chuyển chuồng nuôi hoặc vận chuyển đến một đàn hoặc một trang trại mới. Bệnh thường xảy ra khi trộn và nuôi bê có nhiều nguồn gốc khác nhau được bán ở chợ gia súc hoặc các điểm mua bán mới. Thông thường, bê sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh sau một vài tuần sau khi đến cơ sở mới. Các tác nhân chính gây ra bệnh viêm phổi là hai loại vi khuẩn: Mannheimia (Pasteurella) haemolytica và Pasteurella multocida.
Mannheimia haemolytica thường là mầm bệnh chính gây sốt. Có hai loại huyết thanh được tim thấy và cho là nguyên nhân gây ra bệnh type A1 và A6. Nó được tìm thấy trong đường mũi của một số động vật mang mầm bệnh nhưng hoàn toàn khoẻ mạnh, với sự bùng phát của bệnh gây ra bởi các yêu tố căng thẳng từ môi trường và nuôi nhốt chung nhiều loại giống với nhau. Pasteurella multocida cũng tồn tại trong một động vật khỏe mạnh và thường là mầm bệnh thứ cấp, xâm lấn theo đường hô hấp bị tổn thương từ trước. Bệnh cấp tính sẽ có một số biểu hiện như sốt, thở nhanh và chảy nước mũi. Một số trường hợp sẽ chết sau khi có triệu chứng, một số sẽ hồi phục nhưng vẫn còn kén ăn và ủ rủ. Từ đó gây ra thiệt hại đáng kể, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, cũng có những trường hợp phát triển thành bệnh mãn tính.
TRIỆU CHỨNG VÀ BỆNH TÍCH:
Triệu chứng
+ Thời kỳ ủ bệnh từ 3 – 7 ngày.
+ Sốt giai đoạn đầu từ 40 – 410C; sau đó sốt giảm dần.
+ Ho nặng dần, ho nhiều vào buổi sáng, đêm khuya hoặc sau khi vận động, ho có chảy dịch mũi và miệng.
+Thở nhanh và khó, khi thở phải vươn cổ và há mồm.
+ Ăn kém, nhu động dạ cỏ giảm.
+ Bò gầy dần, xơ xác và chết sau 3 – 6 tháng do suy hô hấp.
+ Sản lượng sữa giảm. Bê con bị bệnh nằm một chỗ, ngóc cổ thở mạnh, nhanh và khó khăn.
+ Nếu bệnh nặng khi có nhiễm tụ cầu có hiện tượng mủ chảy ra từ mũi.
+ Tiêu chảy: Nhiều trường hợp bê non có ỉa chảy kế phát, do vi khuẩn gây bệnh cùng dớt dãi và mủ được nuốt xuống bộ máy tiêu hoá, gây viêm ruột cata. Bê ỉa chảy nặng và chết nhanh trong khoảng 5 – 7 ngày.
– Bệnh tích
+ Niêm mạc mũi và khí quản viêm xung huyết, có dịch nhầy.
+ Phổi bị tăng sinh, nhục hoá và tụ huyết.
+ Màng phổi dính vào xoang ngực.
+ Hạch lâm ba, hầu và phổi tụ huyết, sưng phù thũng.
KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI GÂY RA BỞI KHUẨN PASTEURELLA
Trong khi Pasteurella và Mannheimia được công nhận là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi, tuy nhiên, nhiễm virus và chịu tác động từ các yếu tố căng thẳng từ môi trường (du lịch, vận chuyển, môi trường mới, nuôi chung lẫn với động vật mới, v.v.) cũng là những yếu tố quan trọng dẫn đến bê phát bệnh. Do đó, căn bệnh này sẽ bùng phát chủ yếu là ở các trang trại thu mua bê vừa cai sữa tự chợ gia súc.
Phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm phổi đã tập trung vào các yếu tố tiếp xúc, kết hợp với việc tiêm phòng nơi đàn gia súc có nguy cơ cao nhiễm bệnh.
Các bước sau đây có thể được thực hiện để giảm khả năng lây nhiễm:
- Bê con nên được cai sữa và đưa vào chế độ ăn tăng cân ít nhất hai tuần trước khi rời trang trại.
- Bê nên được bán theo nhóm, vì thế chúng có thể ở cùng nhau ở trang trại mới
- Bê cũng nên được vận chuyển trực tiếp từ trang trại giống đến trang trại thu mua.
- Khoảng cách vận chuyển phải càng ngắn càng tốt
- Các động vật nên được chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng tất cả các giai đoạn vận chuyển
ĐIỀU TRỊ PASTEURELLA
Điều trị sớm bằng kháng sinh ngay khi vừa xuất hiện những triệu chứng đầu tiền sẽ mang lại hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ tử vong và đảm bảo phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên sự phục hồi có xu hướng mất đến bảy ngày, ngay cả khi sử dụng kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh có sẵn sẽ có hiệu quả, đồng thời phụ thuộc vào quyết định sử dụng loại nào cũng như là phương pháp điều trị, tần suất dùng thuốc và kinh phí. Việc sử dụng các chất chống viêm không steroid đã được chứng minh là có lợi trong việc tăng tốc độ phục hồi và giảm tổn thương còn sót lại ở phổi.
Cần phải siêu âm đối với động vật tiếp xúc, đặc biệt là động vật được mua cùng vụ với những con bị nhiễm, được thực hiện bởi nhiều bác sĩ thú y, nhưng nên giảm thiểu để hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh. Việc cách ly (các) động vật bị ảnh hưởng có thể giúp ích trong việc giảm thiểu tỷ lệ nhiễm nếu được thực hiện sớm trong mùa giao phối mặc dù nhiều động vật đã có thể tiếp xúc với mầm bệnh trong quá trình vận chuyển.
Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết!
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI SUMAX
Địa Chỉ: Số 3, Đường Lê Hồng Phong, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội
MST: 2500609315
Website: sumaxvet.com
Email: sumaxvet@gmail.com
NVKD:
1. Đỗ Quốc Việt :0915.301.456
2. Hoàng thị thanh Tú : 096 7092569
3. Lê Văn Thực : 039 7699648
4. Nguyễn Thanh Huế: 038 5474455